Kinh Doanh Và Pháp Luật |Tập 570: Những rào cản khi áp dụng cơ chế sandbox Làm thế nào để vượt qua




Trong thời kì Cách mạng công nghiệp 4.0, không ít các sản phẩm, công nghệ, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới sáng tạo đã và đang được tạo ra. Tuy nhiên, chúng thường khác với các sản phẩm/dịch vụ truyền thống, thường chưa có các quy định pháp lý phù hợp để điều chỉnh. Do đó, những sản phẩm/dịch vụ mới này khó có thể được tung ra thị trường khi không thể xác rõ các rủi ro.

Trước thực tế này, cơ chế Sandbox (Regulatory sandbox) đã ra đời dựa trên nhu cầu về các khung thể chế thử nghiệm cho các sản phẩm/dịch vụ mới. Khái niệm về cơ chế Sandbox đã được đưa ra bởi Cơ quan Điều hành tài chính (FCA) tại Vương Quốc Anh vào năm 2015 và sau đó lan rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, Sandbox được kì vọng sẽ giúp các startup công nghệ, công ty công nghệ triển khai thử nghiệm có giới hạn việc ứng dụng công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới. Tuy nhiên, thực tế hiện nay vẫn nhiều rào cản khiến chúng ta khó có thể áp dụng cơ chế này rộng rãi.

Vậy những khó khăn đó là gì? Và làm thế nào để tháo gỡ nút thắt đó? Những nội dung này sẽ được các chuyên gia chia sẻ và phân tích trong chương trình Kinh doanh và Pháp luật với chủ đề: Những rào cản khi áp dụng cơ chế Sandbox – Làm thế nào để vượt qua?

Chương trình có sự tham gia của các khách mời:

1. Ông Nguyễn Quang Đồng- Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và truyền thông

2. Ông Phạm Tuấn Hiệp- GĐ Ươm tạo BK Holding, GĐ Quy BK Fun

Translate »