Mẫu Đơn xin giãn nợ ngân hàng thuyết phục, hiệu quả

Trong một số trường hợp, người vay có thể làm Đơn xin giãn nợ ngân hàng để được cơ cấu lại thời gian trả nợ phù hợp. Bài viết này cung cấp Mẫu Đơn xin giãn nợ ngân hàng thuyết phục, hiệu quả theo quy định của pháp luật.

1. Mẫu Đơn xin giãn nợ ngân hàng hiệu quả, được dùng phổ biến nhất

1.1. Mẫu Đơn xin giãn nợ ngân hàng chung

Tải về: Mẫu Đơn đề nghị giãn nợ

1.2. Mẫu Đơn xin giãn nợ ngân hàng do dịch bệnh Covid-19

Tải về: Mẫu Đơn xin giãn nợ

2. Hướng dẫn cách viết lý do xin giãn nợ ngân hàng sao cho hợp lý

Để việc xin giãn nợ đạt được hiệu quả, người làm đơn cần có những lý do thuyết phục, hợp lý, mang tính khách quan và đúng sự thật.

Một số lý do thường được dùng để xin gia hạn nợ hiệu quả như:

– Do hoàn cảnh bản thân và gia đình đang gặp nhiều khó khăn.

– Do một số nguyên nhân khách quan khác:

  • Ảnh hưởng từ các văn bản của nhà nước ban hành;
  • Ảnh hưởng từ các sự kiện bất khả kháng như: Dịch bệnh, thiên tai, tai nạn,…

Cũng cần lưu ý rằng, khi đưa ra các lý do xin giãn nợ nêu trên, người làm đơn phải đồng thời cung cấp các giấy tờ, văn bản kèm theo để chứng minh.

Mẫu Đơn xin giãn nợ ngân hàng thuyết phục, hiệu quả
Mẫu Đơn xin giãn nợ ngân hàng thuyết phục, hiệu quả (Ảnh minh họa)

3. Những điều cần biết về cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Điều kiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Theo quy định tại Điều 19 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, tổ chức tín dụng xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ căn cứ vào:

– Đề nghị của khách hàng;

– Khả năng tài chính của tổ chức tín dụng;

– Kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.

Cụ thể:

– Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo kỳ hạn trả nợ được điều chỉnh, thì xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đó phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng; thời hạn cho vay không thay đổi.

– Khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, thì xem xét cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp.

Đối tượng, điều kiện xem xét gia hạn nợ

Điều 11 Thông tư 57/2019/TT-BTC quy định, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nếu thuộc các trường hợp dưới đây thì được xem xét gia hạn nợ:

– Khách hàng bị thiệt hại về tài chính, tài sản do thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, hỏa hoạn, rủi ro chính trị, chiến tranh gây ra ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

– Nhà nước thay đổi chính sách làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.

– Khách hàng gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan khác ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Những đối tượng trên được xem xét gia hạn nợ khi đáp ứng điều kiện sau:

– Gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến không trả được nợ;

– Có phương án sản xuất kinh doanh và phương án trả nợ khả thi sau khi được gia hạn nợ;

– Khoản nợ của khách hàng đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc chưa được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ nhưng Quỹ bảo lãnh tín dụng thẩm định, đánh giá nếu áp dụng biện pháp điều chỉnh kỳ hạn trả nợ thì khách hàng cũng không trả được nợ.

(Nguồn: Luật Việt Nam)

Translate »